Bản Đồ Quy Hoạch Đường Vành Đai 4 Hà Nội

Bản Đồ Quy Hoạch Đường Vành Đai 4 Hà Nội

Đường Vành đai 4 Hà Nội Đi Qua Đâu?

Đường Vành đai 4 có điểm khởi đầu nằm trên địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thuộc cao tốc Nội Bài – Lào Cai và điểm cuối ở địa phận huyện Quế Võ – Bắc Ninh thuộc cao tốc Nội Bài – Hạ Long.

Điều này có thể thấy, đường Vành đai 4 đã tạo ra sự kết nối giữa hai tuyến cao tốc quan trọng của vùng, theo hai hướng: một là lên các tỉnh miền núi phía Bắc, một đi các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các cửa ngõ giao thương cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không.

– Đường Vành đai 4 qua Hà Nội: Vì là đường phục vụ cho nhu cầu kết nối cũng như giao thương giữa thủ đô với các tỉnh lân cận nên chiều dài đi qua địa phận Hà Nội chiếm tới khoảng một nửa của tổng cả cung đường. Khi quan sát trên bản đồ quy hoạch đường Vành đai 4 thì có thể thấy con đường này chạy bao xung quanh thành phố.

Các quận huyện thuộc địa phận Hà Nội dự kiến đường sẽ chạy qua gồm: Hoài Đức, Thanh Oai, Mê Linh, Đan Phượng, Sóc Sơn và Hà Đông.

– Đường Vành đai 4 qua Hưng Yên: Khi đi vào vùng địa phận của tỉnh Hưng Yên, đường trải dài trong khoảng hơn 20km, qua các huyện Văn Giang, Văn Lâm và Yên Mỹ. Đường không chỉ giao với Quốc lộ 5 mà còn giao cắt với tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

– Đường Vành đai 4 qua Bắc Ninh: Tại địa phận Bắc Ninh, đường cũng có chiều dài khoảng hơn 20km, giao cắt với quốc lộ 38, và dự kiến qua các huyện Tiên Du, Thuận Thành, Yên Phong và thành phố Từ Sơn.

Không những vậy, đây là con đường đi qua ba con sông lớn là sông Hồng, sông Cầu và sông Đuống. Chính vì vậy, có thể nói, vai trò kết nối của đường Vành đai 4 còn được tạo nên nhờ sự giao cắt với các cung đường trọng điểm của khu vực, tạo thuận lợi hơn cho lưu chuyển.

bản đồ quy hoạch đường vành đai 4
bản đồ quy hoạch đường vành đai 4

Quy Mô Dự Án Đường Vành Đai 4

Với số vốn dự kiến khoảng 95.000 tỷ đồng, đường Vành đai 4 được thiết kế với 6 làn xe cao tốc cùng đường gom 2 làn xe, chạy song song với trục chính. Chiều dài khoảng hơn 112 km, chiều rộng từ 90 tới 135m, tốc độ cho phép đạt tới 100km/h. Cùng với đó, hành lang phục vụ nhu cầu trồng cây xanh, đảm bảo mỹ quan đô thị cũng được thiết kế đầy đủ.

Tổng diện tích đất mà dự án này sử dụng lên tới hơn 1.200 ha. Đường được định hướng tiết kiệm chi phí bằng cách thiết kế ưu tiên đi qua đồng ruộng để giảm bớt chi phí đền bù đất. Tuy nhiên, một số địa bàn dân cư không tránh khỏi sự ảnh hưởng từ dự án.

Dự án được chia thành 7 hợp phần, với các nội dung về giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành và cầu cạn cao tốc.

Đường Vành đai 4 sẽ giúp giảm áp lực giao thông của vùng trung tâm thủ đô cũng như trên Vành đai 3
Đường Vành đai 4 sẽ giúp giảm áp lực giao thông của vùng trung tâm thủ đô cũng như trên Vành đai 3

Tiến Độ Dự Án Đường Vành Đai 4 Hà Nội

Sau khi bản vẽ quy hoạch đường Vành đai 4 được hoàn thiện và nhất trí thông qua, các địa phương đã thể hiện quyết tâm hoàn thành dự án đúng thời hạn.
Mặc dù vậy, những khó khăn liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng cùng với tái định cư đã gây ra tác động không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án. Chính vì vậy, tới ngày 18/8/2022, Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ đã được ban hành với các nội dung cụ thể như phấn đấu khởi công dự án trong tháng 6/2023, hoàn thành trong năm 2026 và tiến tới khai thác, sử dụng từ năm 2027. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, Hà Nội đã chốt các mốc về tiến độ triển khai, đồng thời, ban hành Nghị quyết riêng với nội dung về giải phóng mặt bằng phục vụ dự án. Đồng thời, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh cũng tăng cường công tác tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng.
Ngày 25/6/2023, dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô chính thức được khởi công, mở ra nhiều kỳ vọng mới cho kết nối giao thông và phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương nơi tuyến đường chạy qua. Lễ khởi công dự án đã được tổ chức đồng loạt tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, vinh dự đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự và phát lệnh khởi công.
Tính đến đầu tháng 5/2024, sau hơn 10 tháng thi công, tiến độ đường Vành đai 4 vẫn đang được duy trì tốt, đảm bảo kế hoạch đã đề ra. Công trường đường Vành đai 4 tại các địa phương đều đang hoạt động tích cực với không khí khẩn trương, bàn giao mặt bằng đến đâu thi công luôn đến đó. Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, đến cuối tháng 4/2024, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 vào khoảng 12.600 tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 8,9%.
Tiến độ đường vành đai 4 qua hoài đức
Tiến độ đường vành đai 4 qua hoài đức
Tiến độ vành đai 4 qua Mê Linh
Tiến độ vành đai 4 qua Mê Linh
Cũng theo dự kiến, vào cuối năm 2024 , đường Vành đai 4 Hà Nội sẽ hoàn thành đoạn 13km phía Bắc sông Hồng. Đến giữa năm 2025, các nhà thầu sẽ làm xong đường song hành đoạn 19km qua huyện Hoài Đức. Ngoài tuyến chính vành đai 4, các nhà thầu cũng đang tiến hành thi công tuyến đường song hành vành đai 4, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *